Với sự phát triển ngày một vượt bậc, điện là một trong những vấn đề thiết yếu và luôn được mọi người sử dụng mỗi ngày trong cuộc sống hiện đại hiện nay. Đặc biệt, hệ thống điện công nghiệp đảm nhận một nhiệm vụ quan trọng tác động lên quá trình vận hành, sản xuất của một công trình xây dựng. Vậy hệ thống điện công nghiệp là gì? Cách thi công và lắp đặt hệ thống điện cho doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng Thiết bị điện AGD Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Hệ thống điện công nghiệp là gì? 

Hệ thống điện công nghiệp là hệ thống truyền tải điện và phân phối điện năng để giúp máy móc, thiết bị hoạt động phục vụ kinh doanh, sản xuất, dịch vụ. Hệ thống này đảm bảo sự vận hành ổn định của nguồn điện, đồng thời phát triển hệ thống truyền tải điện an toàn, hiệu quả, hợp lý để phục vụ mọi hoạt động trong công nghiệp.

Hệ thống điện công nghiệp đảm nhận nhiệm vụ quan trọng trong quá trình vận hành, sản xuất công trình
Hệ thống điện công nghiệp đảm nhận nhiệm vụ quan trọng trong quá trình vận hành, sản xuất công trình

NHẬN NGAY BẢNG GIÁ MỚI NHẤT CHIẾT KHẤU CAO NHẤT

✅ Thương hiệu ⭐ CÔNG TY CỔ PHẦN AGD Việt Nam
✅ Giá cả ⭐ Rẻ Nhất Thị Trường
✅ Cam kết ⭐ Đền tiền nếu hàng kém chất lượng
✅ Bảo hành ⭐ Bảo hành từ 12-18 tháng, lỗi 1 đổi 1
☎ Hỗ trợ ⭐ 24/7

2. Thành phần của hệ thống điện công nghiệp

Hệ thống điện công nghiệp bao gồm nhiều phần và mỗi phần có một nhiệm vụ, chức năng khác nhau. Cụ thể như sau:

2.1 Hệ thống trung áp cấp nguồn máy biến áp tổng

Hệ thống trung áp cấp nguồn máy biến áp tổng là bộ phận biến áp chuyển đổi dòng điện từ để mạng lưới điện quốc gia về phục vụ kinh doanh, sản xuất. Trong hệ thống điện công nghiệp, hệ thống này nhằm ổn định dòng điện, thực hiện điều chỉnh tăng, giảm điện áp về mức phù hợp để vận hành thiết bị, máy móc trong nhà xưởng một cách hiệu quả.

2.2 Hệ thống tủ điện phân phối

Hệ thống tủ điện phân phối là hệ thống được lắp đặt nhằm quản lý lưu thông nguồn điện trong nhà xưởng, đảm bảo an toàn cho các thiết bị, máy móc công nghiệp trong hệ thống điện công nghiệp. Tùy theo vị trí lắp đặt thì có 2 loại hệ thống tủ điện là:

  • Tủ điện phân phối tổng MSB: gồm nhiều ngăn như ngăn ACB/MCCB tổng, ngăn ATS chứa bộ chuyển nguồn, các ngăn MCCB/MCB, ngăn GPRS chứa hệ quản lý từ xa,…
  • Tủ điện phân phối DB: gồm các ngăn MCB/RCCB, đèn báo pha, cầu chì hoặc có thêm tụ bù, Volt kế hay Ampe kế,…
Hệ thống tủ điện phân phối
Hệ thống tủ điện phân phối

2.3 Hệ thống tủ điện thiết bị công nghiệp

Đây là hệ thống tủ điện điều khiển nhằm điều chỉnh bật, tắt nguồn điện cho các thiết bị điện công nghiệp. Các tủ điện thiết bị thường bao gồm: Volt kế, Ampe kế, cầu chì,… nhằm đảm bảo an toàn cho máy móc, thiết bị trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hệ thống tủ điện thiết bị công nghiệp

2.4 Hệ thống thiết bị công nghiệp

Trong hệ thống điện công nghiệp, hệ thống thiết bị công nghiệp là bộ phận cốt lõi, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ thống thiết bị điện công nghiệp gồm: trang thiết bị máy móc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất (hệ thống dây chuyền sản xuất, gia công, đóng gói,..) và các bộ phận sử dụng điện khác (điều hòa, hệ thống chiếu sáng, thông gió,…).

Hệ thống thiết bị công nghiệp

3. Vai trò và ứng dụng của hệ thống điện công nghiệp

Hệ thống điện công nghiệp là một trong những hệ thống chủ chốt và có vai trò, ứng dụng quan trọng khi xây dựng nhà xưởng, nhà máy,..

3.1 Vai trò của hệ thống điện công nghiệp

Hệ thống điện công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và vận hành sản phẩm của từng doanh nghiệp cụ thể là:

  • Cải tiến kỹ thuật trong quá trình sử dụng, nâng cao năng suất thiết bị công nghiệp giúp đội ngũ nhân viên thực hiện quá trình sản xuất không gián đoạn, liên hoàn.
  • Tiết kiệm tối ưu sức lao động.
  • Giảm chi phí sản xuất đến mức đáng kể, từ đó hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng.
  • Đưa kỹ thuật hiện đại vào hệ thống máy móc, năng động hơn giúp tiết kiệm thời gian.
  • Giá thành phù hợp với quy trình sản xuất sản phẩm.
  • Có thể thay thế con người, thực hiện những điều mà con người không thể làm thủ công.

3.2 Ứng dụng của hệ thống điện công nghiệp 

Một số ứng dụng tiêu biểu của các hệ thống điện công nghiệp:

  • Hệ thống điện công nghiệp được ứng dụng hầu hết trong các khâu sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy, …trong các ngành nghề như: bao bì, rượu bia, sản xuất linh kiện,..
  • Hỗ trợ các công cụ khác làm việc như điều hòa, hút bụi, thông thoáng khí để cân bằng các thành phần trong không khí.
  • Ứng dụng làm hệ thống camera giám sát, hệ thống điện nước và phòng cháy chữa cháy, hỗ trợ máy bơm, máy dệt,…
  • Và còn được sử dụng rộng rãi cho ngành nông – lâm nghiệp, chế biến thủy hải sản.
Hệ thống điện công nghiệp có vai trò và ứng dụng quan trọng trong đời sống hiện nay

4. Thiết kế hệ thống điện công nghiệp

Trước khi tiến hành thi công lắp đặt, tạo lập bảng thiết kế hệ thống điện là điều rất cần thiết. Một bản vẽ thiết kế hệ thống điện chuẩn sẽ giúp tính toán được mức hiệu quả hoạt động của hệ thống đó.

Việc xây dựng hệ thống điện công nghiệp trên sơ đồ giúp chủ thi công đánh giá được sự phù hợp cũng như đánh giá hiệu quả sơ bộ khi hoạt động của chúng. Ngoài ra, bản thiết kế còn tạo nên góc nhìn toàn thể trên toàn bộ hệ thống từ đó giúp người thợ dễ đi mạch và lắp đặt thiết bị khi thi công.

Để có thiết kế chuẩn, doanh nghiệp cần nắm được trang thiết bị sử dụng, loại hình diện tích nhà xưởng, số lượng nhân công… những điều này sẽ giúp cho ra được bản vẽ cam kết về mức độ an toàn khi sử dụng, điện tải đủ để các thiết bị hoạt động hiệu quả, trơn tru nhất.

Thiết kế hệ thống điện công nghiệp

Một bản vẽ thiết kế hệ thống điện công nghiệp cần đảm bảo những yếu tố sau:

  • Tính toán được lượng điện năng cần thiết để máy móc hoạt động trơn tru nhất. Điều này sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng hệ thống điện, máy móc cũng như trong kinh doanh, sản xuất.
  • Trình bày bản vẽ rõ ràng, dễ nhìn; sử dụng đúng các ký hiệu, ngôn ngữ kỹ thuật. Đồng thời, bản vẽ phải cam kết về tiêu chuẩn kỹ thuật và mức độ an toàn trong quá trình thi công cũng như vận hành.

Tính toán được số lượng dây dẫn, thiết bị điện cần dùng trong hệ thống để đưa ra phương án tối ưu chi phí bỏ ra mà vẫn đảm bảo việc vận hành được hiệu quả, hợp lý nhất.

5. Tiêu chuẩn của nhà nước về hệ thống điện

Khi thực hiện thi công hệ thống điện công nghiệp, ta phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật. Theo đó, toàn bộ quá trình thiết kế, mua sắm trang thiết bị, các kỹ thuật liên quan… đều phải được tuân theo các quy định sau:

  • Quy tắc chung về lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – TCVN 7447-5-51:2010
  • Thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình xây dựng – TCVN 394:2007
  • Quy phạm về trang bị điện – Quyết định số 19/2006/QĐ-BCN
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn điện – QCVN 01:2008/BCT

6. Quy trình thi công, lắp đặt hệ thống điện công nghiệp

Nếu như doanh nghiệp muốn có một hệ thống điện đúng chuẩn giúp quá trình sản xuất trơn tru thì việc thi công lắp đặt hệ thống điện công nghiệp phải được thực hiện theo đúng quy trình từng bước, kiểm tra kỹ lưỡng và nghiêm ngặt.

Thi công và lắp đặt hệ thống điện công nghiệp phải được thực hiện theo đúng quy trình từng bước

Dưới đây là quy trình các bước thiết kế, thi công và lắp đặt thiết bị điện trong công nghiệp:

  • Bước 1: Xác định phụ tải tính toán: Tính toán công suất tiêu thụ điện năng của toàn bộ thiết bị điện trong nhà máy, xí nghiệp tại cùng 1 thời điểm trong giờ cao điểm.
  • Bước 2: Thiết kế mạng điện cao áp dành cho nhà máy: Doanh nghiệp và kỹ sư điện cần phải tính toán thật kỹ lưỡng điều này và thể hiện rõ trong bản thiết kế bởi nó có vai trò quan trọng dẫn điện từ mạng điện lưới quốc gia đến nhà máy. Từ đó, khi bàn giao các kỹ sư mới biết cách sắp xếp và bố trí hợp lý các đường dây cao áp, trạm biến áp và các tủ điện phân phối.
  • Bước 3: Thiết kế mạng điện hạ áp cho nhà máy: Việc thiết kế mạng điện hạ áp cho nhà máy như là bố trí cụ thể cách đi dây, bố trí hợp lý các tủ điện điều khiển, các vị trí đặt mạng điện hạ áp.
  • Bước 4: Thiết kế hệ thống chiếu sáng nhà xưởng: Chú ý số lượng đèn trong nhà xưởng, nhà máy không được quá ít sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất mà còn lãng phí điện năng. Để hệ thống chiếu sáng đạt hiệu quả tối đa, quý khách có thể tham khảo thêm dịch vụ thi công lắp đặt điện chiếu sáng tại Thiết bị điện AGD Việt Nam.
  • Bước 5: Tính toán, thiết kế bù công suất: Giảm tối đa tình trạng tổn thất điện năng, gia tăng hiệu quả làm việc và kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị và máy móc.

7. Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống điện công nghiệp

Các vấn đề về hệ thống điện công nghiệp phải thường xuyên bảo dưỡng và kiểm tra kỹ lưỡng để tránh tình trạng xấu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Dưới đây, là một số lưu ý khi thực hiện lắp đặt hệ thống điện từ các nhà máy, xí nghiệp:

  • Phải đảm bảo mức độ an toàn của hệ thống điện đối với hệ thống máy móc, thiết bị trong nhà máy, xưởng sản xuất.
  • Cam kết và chịu trách nhiệm về hiệu quả vận hành của hệ thống, máy móc hoạt động đúng công suất, trơn tru, hỗ trợ hiệu quả cho toàn bộ quá trình vận hành, sản xuất và quản lý sản phẩm.
  • Tuân thủ quy trình lắp đặt, đúng kỹ thuật, không làm ẩu, không giao cho nhân viên thiếu kiến thức để vận hành dòng điện. Thực hiện theo tuần tự và trang bị đầy đủ các thiết bị.
  • Tiết kiệm tối đa chi phí vận hành, không gây lãng phí điện năng.
  • Đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia và thiết kế thi công hệ thống điện công nghiệp.
Cần phải phải thường xuyên bảo dưỡng và kiểm tra hệ thống điện công nghiệp

Mong rằng với những thông tin mà Thiết bị điện AGD Việt Nam chia sẻ về hệ thống điện công nghiệp trên đây đã giúp bạn tìm được đáp án cho câu hỏi “Hệ thống điện công nghiệp là gì?” và hiểu được vai trò, ứng dụng của hệ thống quan trọng này. Nếu như quý khách có nhu cầu mua các thiết bị điện chính hãng, hãy liên hệ với Thiết bị điện AGD Việt Nam để được tư vấn miễn phí và báo giá ưu đãi.

Thiết bị điện AGD Việt Nam cam kết:

  • Cung cấp các sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt nhất.
  • Bảo hành 12-18 tháng.
  • Giao hàng đúng tiến độ. Miễn phí giao hàng trong nội thành.
  • Cung cấp đầy đủ về chứng nhận chất lượng sản phẩm (C/Q).
  • Cung cấp thông tin về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa rõ ràng (C/O).
  • Cung Cấp giấy tờ ủy quyền trực tiếp từ nhà sản xuất, hãng sản xuất.
  • Các sản phẩm không vi phạm bản quyền, thương hiệu, nhãn mác…
  • Dịch vụ kỹ thuật chính xác, nhanh chóng, tận tình, chu đáo.

Để được tư vấn và hỗ trợ về sản phẩm Quý khách vui lòng liên hệ Thiết bị điện AGD Việt Nam:

Thông tin liên hệ

Nhận tư vấn Báo giá dịch vụ

CÔNG TY CỔ PHẦN AGD VIỆT NAM

AGD VIET NAM JOINT STOCK COMPANY
MST: 2301235922 Email: congtyagdvietnam@gmail.com - Hotline: 0923918899
Khu Tiên Xá, Phường Hạp Lĩnh, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam
https://agdvietnam.com

Bài viết nên xem

Thi công cải tạo mái xưởng

Chuyên Thi Công Sửa Chữa Nhà Xưởng Nhà xưởng, hoặc nhà kho của bạn đã [...]

AGD Việt Nam thông báo nghỉ lễ TẾT nguyên đán 2024

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2024 Làm việc hết ngày THỨ 2 (05/02/2024) [...]

Dịch vụ thi công sàn: một hạng mục do AGD VIệt Nam cung cấp mang đến sự khác biệt cho không gian sống!

Dịch vụ thi công sàn: mang đến sự khác biệt cho không gian sống! Giới [...]

Dịch vụ nâng cấp, sửa chữa, cải tạo nhà xưởng

Sau thời gian dài sử dụng, công trình nhà xưởng dần xuống cấp theo thời [...]

Dịch vụ thi công sàn Bê tông uy tín tại Bắc Ninh

Sàn bê tông mài là một hạng mục không thể thiếu trong các thiết kế [...]

Quy trình thi công sơn epoxy chống tĩnh điện

HƯỚNG DẪN THI CÔNG HỆ THỐNG SƠN TĨNH ĐIỆN Quy trình thi công sơn epoxy [...]

Xem thêm các bài viết khác