Sàn bê tông mài là một hạng mục không thể thiếu trong các thiết kế hiện nay. Từ các công trình dân dụng như nhà ở, quán cà phê, nhà hàng,… hay các dự án lớn như siêu thị, khu du lịch nghỉ dưỡng,… đều được ứng dụng sàn bê tông mài.

Để sàn bê tông mài được bền và đẹp thì cần lựa chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm.

Sàn bê tông mài (Ảnh sưu tầm)

Để có thể làm nên một sàn bê tông mài chất lượng cao, đòi hỏi nhân công phải có chuyên môn nhiều năm kinh nghiệm, tuân thủ đúng quy trình thi công. Trong bài viết ngày hôm nay, AGD Việt Nam xin giới thiệu đến quý khách hàng quy trình thi công sàn bê tông mài chất lượng của chúng tôi.

1. Quy trình thi công sàn bê tông mài đánh bóng

Quy trình thi công quyết định lớn đến bề mặt hoàn thiện, quy trình chặt chẽ, chuẩn kỹ thuật thì hạn chế được các vết nứt và có độ bền cao hơn hẳn. Cùng tham khảo quy trình thi công sàn bê tông mài của AGD Việt Nam dưới đây.

Bước 1: Thi công đổ cốt bê tông

Trắc đạt viên tiến hành kiểm tra hiện trạng trước khi đổ cốt bê tông. Khi bề mặt hiện trạng đảm bảo đủ điều kiện kỹ thuật để thi công thì tiến hành lắp cốp pha khu vực thi công theo thiết kế. Sau đí lắp đặt lưới thép và cố định lên bề mặt sàn bằng đinh để giữ liên kết giữa lớp cốt hiện trạng và nền bê tông mới.

Tiếp đó là thi công một lớp kết dính bằng sika Latex để hạn chế tình trạng tách lớp giữa sàn bê tông mới và lớp cốt kết cấu.

Khi đổ cốt bê tông có thể trộn thêm sợi fiberglass với định lượng 1.2-1.5kg/m3 để tăng liên kết cho lớp cốt bê tông. Thông thường, cốt bê tông thi công sàn bê tông mài thường sử dụng bê tông nhà máy M300, với độ dày khoảng 5cm. Cào và cán phẳng bề mặt sau đi đổ bê tông.

Bước 2: Rải sika và xoa đều bề mặt sàn

Sau khoảng 2-3 tiếng kể từ khi bề mặt bê tông được cào và cán phẳng, đạt độ se nhất định thì tiến hành rải sika và sử dụng máy xoa công nghiệp để xoa đều lớp sika trên bề mặt sàn trong 6-8 tiếng.

Lớp sika có tác dụng lấp đầy các “lỗ khí” của sàn bê tông do phản ứng thủy phân sinh ra, giúp tăng cứng cho bê tông.

Đơn vị thi công tiến hành thi công sau khi nhận bề mặt sàn đã đổ cốt bê tông sau 2 tiếng.

Sàn bê tông mài nội thất (Ảnh sưu tầm)

Bước 3: Thi công cắt ron theo thiết kế

Sử dụng chỉ bắn vết mực lên bề mặt sàn để lấy dấu đường cắt khe ron. Ron được cắt theo thiết kế đã thống nhất giữa nhà thầu thi công và đơn vị thiết kế. Thông thường khe ron sâu 20mm, rộng 5mm, có thể thay đổi theo yêu cầu của bên thiết kế.

Cắt ron có tác dụng giúp nhiệt lượng của quá trình thủy phân thoát ra ngoài và hạn chế xuất hiện vết nứt, tình trạng phồng rộp bề mặt.

Bước 4: Bảo dưỡng bê tông

Phản ứng thủy phân khiến cốt bê tông mất nhiều nước, dễ dẫn đến nứt bề mặt nên cần tưới nước cho sàn trong 3-5 ngày tiếp theo, mỗi ngày tối thiểu 3 lần tưới nước để đảm bảo bê tông luôn ở trạng thái “no” nước.

Sau khi tưới nước thì trải bạt phủ kín bề mặt để đảm bảo độ giữ nước; bạt được cố định bằng gạch hay các vật liệu tương đương. Có thể sử dụng một tấm xốp phủ lên trên bề mặt để đảm bảo không gây bất kỳ hư hại nào cho phần sàn khi thi công các hạng mục khác.

Mài sàn bê tông và tăng cứng mặt sàn giúp cho sàn có kết cấu tốt hơn, bền hơn.

Sàn bê tông mài nội thất (Ảnh sưu tầm)

Bước 5: Thi công mài sàn bê tông

Sau khoảng 7-10 ngày, sử dụng máy mài công nghiệp với nhiều đầu số khác nhau để mài phẳng bề mặt. Bước đầu sử dụng đĩa mài đầu số #50, #100 để mài phá bề mặt và phải dọn liên tục những bụi bặm do quá trình mài sinh ra bằng máy hút bụi bê tông hoặc chổi,…

Sau đó tiến hành phủ hóa chất tăng cứng bề mặt và chờ hóa chất thẩm thấm trong vòng 12-24 tiếng.

Tiếp đó màu tới các đĩa mài có đầu số cao hơn #200, #400, #800 hoặc những đĩa mài cao hơn. Sau mỗi lần mài và đổi đĩa mài thì nên dọn sạch bụi khu vực thi công.

Bước 6: Thi công đánh bóng sàn bê tông và phủ bảo vệ bề mặt

Sau khi mài sàn, tiến hành vệ sinh bề mặt sàn bê tông và phủ bóng cho sàn với hóa chất chuyên dụng để bảo vệ sàn khỏi các tác nhân gây hại. Sau đó sử dụng máy đánh bóng có gắn pad đánh bóng để đánh bóng sàn bê tông mài.

Nghiệm thu sau thi công để phát hiện những lỗi có thể có trong quá trình thi công sàn bê tông mài.

Ảnh: Dự án City Gym do do AGD Việt Nam thi công hạng mục sàn bê tông mài

Bước 7: Hoàn thiện và nghiệm thu công trình

Sau khi kết thúc quá trình mài sàn và đánh bóng sàn bê tông, tiến hành kiểm tra các khu vực thi công một cách kỹ lưỡng, để đảm bảo xử lý kịp thời các lỗi phát sinh (nếu có).

Thi công sàn bê tông mài có sử dụng cả máy móc và hóa chất nên sau khi sàn đã được mài ở độ phẳng và bóng nhất định thì cần thực hiện thêm một số công việc sau để đảm bảo làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng:

  • – Tiếp tục đánh bóng với đĩa kim cương #800;
  • – Để gia tăng độ bóng, mài sàn với đĩa kim cương #1500, #3000 và sử dụng thêm hợp chất đánh bóng để gia tăng khả năng chống bụi và độ bóng cho bề mặt sàn.

2. Một số lưu ý trong khi thi công sàn bê tông mài

Để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề trong quá trình thi công. Cụ thể là:

  • – Cần chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ trước khi tiến hành thi công.
  • – Đảm bảo bề mặt sàn đã được làm sạch, không còn bụi bẩn hay vật cản.
  • – Trong quá trình thi công cần đảm bảo các quy định về an toàn.
  • – Luôn sử dụng nước để làm sạch bề mặt trước khi tiến hành mài tiếp.
  • – Giữ các thiết bị, dụng cụ cẩn thận, để gia tăng tuổi thọ.

Một mẹo nhỏ là có thể dùng bóng đèn soi bề mặt để có thể tìm các lỗi trong quá trình thi công. Qua đó, xử lý kịp thời.

Vietbeton là lựa chọn tối ưu nhất trong thi công dịch vụ mài sàn bê tông.

Thi công sàn bê tông mài (Ảnh: Sưu tầm)

3. Một số cách làm sạch sàn bê tông mài

Sàn bê tông mài với độ bền cao, có thể sử dụng trong 5-10 năm rồi bảo trì để gia tăng tuổi thọ cho sàn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng vẫn nên vệ sinh sàn để tránh hình thành các lớp nhám do hạt bụi và cát bám lâu ngày tạo nên. Điều này sẽ gây mất thẩm mỹ cho sàn và làm mấy đi độ bóng mịn của sàn.

3.1. Làm sạch sàn bê tông mài trang trí

Bên cạnh việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thì sàn bê tông mài cũng cần được vệ sinh, làm sạch thường xuyên. Đối với sàn bê tông mài trang trí, bạn nên sử dụng chổi quét sàn để loại bỏ những mảnh vụng lớn, sau đó sử dụng cây lau bụi để làm sạch các vụn nhỏ, hạt bụi,… khỏi bề mặt sàn trước khi tiến hành làm sạch thực sự.

Bê tông trang trí được sử dụng cho nội thất của ngôi nhà.

Sàn bê tông mài trong nội thất (Ảnh sưu tầm)

Sau khi bề mặt sàn đã được làm sạch khỏi bụi bẩn thì tiến hành lau sàn với một xô nước ấm pha 1 chút xà phòng nhẹ, hoặc nước rửa chén, hoặc chất tẩy rửa sàn nhẹ (KHÔNG sử dụng giấm hoặc hóa chất như amoniac hay chất tẩy rửa mạnh vì có thể làm hỏng lớp hoàn thiện của sàn).

Để sàn được làm sạch hoàn toàn thì nên vắt cây lau nhà thường xuyên và lau thêm một lần nữa với nước ấm để loại bỏ xà phòng thừa còn trên bề mặt. Lúc này bạn sẽ thấy sự lấp lánh của sàn bê tông mài đánh bóng trở lại như ban đầu.

3.2. Làm sạch sàn bê tông mài tiêu chuẩn

Sàn bê tông ngoại thất thường được làm từ bê tông tiêu chuẩn vì chúng không bắt buộc phải có tính thẩm mỹ như sàn nội thất. Dù có độ bền cao, nhưng việc vệ sinh thường xuyên vẫn là rất cần thiết. Tương tự với sàn bê tông mài trang trí, trước khi làm sạch cũng cần quét sạch bụi và mảnh vụn trước.

Sau khi bề mặt đã được làm sạch, tiến hành làm sạch bằng vòi xịt áp lực, đặc biệt chú ý đến những vết nứt hoặc kẽ hở vì dễ tích tụ bụi bẩn. Để bề mặt sàn được làm sạch sâu hơn thì có thể sử dụng chất tẩy rửa bê tông kết hợp với việc chà bề mặt bằng bàn chải hoặc chổi. Sau đó dùng vòi xịt để làm sạch sàn ở bước cuối cùng.

4. Làm thế nào để giữ sàn bê tông mài luôn như mới?

Sàn bê tông mài, sàn xi măng đánh bóng hiện nay được xem là một giải pháp thi công hoàn thiện sàn phổ biến, được nhiều chủ đầu tư lựa chọn cho công trình của mình. Tuy nhiên, vấn đề giữ sàn bê tông mài luôn như mới không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu thêm những cách làm giữ sàn bê tông luôn như mới, giúp tiết kiệm thời gian và tăng tuổi thọ của sàn.

Để có bề mặt sàn bê tông đánh bóng luôn đẹp thì bạn cần phải vệ sinh, làm sạch đúng cách.

Sàn bê tông mài (Ảnh sưu tầm)

4.1. Lau dọn định kỳ

Dù sàn có độ bền tốt, ít bám bụi bẩn nhưng vẫn nên lau dọn thường xuyên bởi các hạt bụi, cát sẽ tạo thành một lớp nhám nếu để lâu ngày, gây nên hỏng với làm mất độ bóng mịn của sàn. Nếu khu vực sàn của bạn có lưu lượng nhiều vào buổi sáng thì bạn có thể dành thời gian vệ sinh vào buổi tổi.

4.2. Sử dụng công cụ và phương pháp phù hợp

Nếu bạn không biết cách làm sạch sàn đúng cách thì có thể làm hỏng bề mặt của sàn bê tông mài đánh bóng. Vì vậy, sử dụng đúng công cụ và phương pháp là rất quan trọng, có thể làm sạch sàn bằng tay, sử dụng các dụng cụ như chổi, cây lau nhà hoặc sử dụng thiết bị làm sạch tự động. Nếu được, AGD Việt Nam vẫn khuyên bạn nên vệ sinh, làm sạch sàn bê tông mài bằng tay.

Sử dụng đúng dụng cụ làm sạch sẽ không gây hại cho sàn bê tông mài đánh bóng.

Sàn bê tông mài lộ đá (Ảnh sưu tầm)

Làm sạch bằng tay

Trước khi lau sàn thì nên quét sạch bề mặt khỏi các hạt bụi hay mảnh vụn,… Sau đó sử dụng khăn vải sợi mềm, sẽ giúp bảo vệ đánh bóng tốt hơn, đồng thời tránh làm trầy xước bề mặt sàn bê tông mài sau đánh bóng.

Tuy nhiên, khi vệ sinh không nên sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, có độ pH cao bởi rất dễ làm hỏng bề mặt và đặc biệt là các vết bẩn hóa học thì nên được làm sạch ngay lập tức.

Vệ sinh bằng thiết bị tự động

Nếu những khu vực sàn diện tích nhỏ thì việc làm sạch bằng tay rất tiện lợi nhưng những khu vực rộng lớn việc lau dọn như vậy khá khó khăn và tốn chi phí. Vì vậy có thể lựa chọn giải pháp sử dụng máy chà sàn tự động. Nhưng lưu ý là máy phải được trang bị miếng đệm mềm và không làm mài mòn. Các tấm lót quá cứng có thể gây ra xước bề mặt, có thể làm hỏng bề mặt của sàn bê tông mài.

Có thể nhờ sự giúp đỡ từ các thiết bị hiện đại để tiết kiệm thời gian vệ sinh, làm sạch sàn bê tông mài đánh bóng.

Sàn bê tông mài nội thất (Ảnh sưu tầm)

Một lưu ý nữa là bạn phải đảm bảo rằng bánh xe trên thiết bị được làm bằng cao su hoặc các vật liệu khác giúp ngăn ngừa trầy xước, vì vậy bạn nên tham khảo các loại máy trước khi mua và sử dụng để tránh gây tác động xấu lên sàn.

4.3. Tránh sử dụng các chất gây hại lớp đánh bóng của sàn

Sáp là một chất được khuyến cáo không nên sử dụng lên bề mặt sàn bê tông mài bởi nếu bạn sử dụng sáp thì sẽ làm mất đi hiệu lực của lớp đánh bóng sàn. Điều này chắc chắn sẽ khiến nó là ý tưởng khá trái ngược mục đích thi công sàn bê tông mài đánh bóng.

Ngoài ra thì sáp có hiệu lực trong thời gian nhất định và cần phải được loại bỏ sau khi hết tác dụng. Điều này cũng sẽ có thể dẫn đến việc gây mờ cho toàn bộ sàn mài.

Chất làm bôi trơn bạn cũng nên tránh vì chúng mài mòn và cũng có thể dẫn đến làm mờ và biến màu khi hết tác dụng. Dù là loại chất tẩy rửa có chứa a xit cũng có thể gây ra xung đột và làm mất bóng. Nhớ là hãy đọc nhãn của chất làm sạch bạn định sử dụng để đảm bảo chúng có độ cân bằng pH trung tính nhé!

AGD Việt Nam có cung cấp dịch vụ mài sàn bê tông chất lượng tại Hà Nội và các tỉnh thành trên toàn quốc. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu và thi công hạng mục này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận thêm tư vấn và báo giá chi tiết thi công từng công trình.

Thông tin liên hệ

Nhận tư vấn Báo giá dịch vụ

CÔNG TY CỔ PHẦN AGD VIỆT NAM

AGD VIET NAM JOINT STOCK COMPANY
MST: 2301235922 Email: congtyagdvietnam@gmail.com - Hotline: 0923918899
Khu Tiên Xá, Phường Hạp Lĩnh, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam
https://agdvietnam.com

Bài viết nên xem

Sàn Vinyl là gì? Cùng tìm hiểu về sàn Vinyl chống tĩnh điện

Sàn Vinyl là gì, nó có tác dụng chống tĩnh điện như thế nào, thi [...]

Sơn nền nhà xưởng sơn nền epoxy tại Bắc Ninh uy tín hiệu quả AGD Việt Nam

Sơn nền nhà xưởng là một trong những hạng mục quan trọng trong quá trình [...]

Tìm đơn vị chuyên sửa chữa, cải tạo nhà xưởng uy tín tại Bắc Ninh

Sửa chữa cải tạo nhà xưởng là việc làm cần thiết góp phần giải quyết kịp [...]

Tìm hiểu về sàn chống tĩnh điện. Tiêu chuẩn và lựa chọn đơn vị thi công sàn chống tĩnh điện uy tín tại Bắc Ninh

Tìm hiểu về sàn chống tĩnh điện. Tiêu chuẩn chọn sàn chống tĩnh điện là [...]

Sàn chống tĩnh điện: Tất cả những gì bạn cần biết

Sàn chống tĩnh điện là loại sàn được sử dụng trong các môi trường có [...]

Đơn vị chuyên sửa chữa, cải tạo nhà xưởng uy tín

Mái xưởng là một phần quan trọng trong môi trường sản xuất và kinh doanh. [...]

Xem thêm các bài viết khác