Khe hở giữa mái tôn và tường không chỉ gây ra sự mất mỹ quan cho ngôi nhà mà còn tiềm ẩn nguy cơ thấm nước, ẩm mốc và hao mòn. Để giúp bạn giải quyết vấn đề này, AGD Việt Nam tổng hợp 5 biện pháp xử lý khe hở giữa mái tôn và tường hiệu quả nhất, giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi tác động của thời tiết và thời gian.

Nguyên nhân khe hở giữa mái tôn và tường bị thấm dột

Khe hở giữa mái tôn và tường có thể bị thấm dột do một số nguyên nhân sau:

  • Chất lượng thi công không đảm bảo là một trong những nguyên nhân chính gây ra khe hở giữa mái tôn và tường. Nếu việc lắp đặt mái tôn và kết nối với tường không được thực hiện đúng kỹ thuật, khe hở có thể không được đóng kín, dẫn đến cho nước mưa thấm vào.
  • Sử dụng vật liệu kém chất lượng không có khả năng chống thấm tốt, nước mưa sẽ dễ dàng xâm nhập qua khe hở, làm ướt tường, gây ra mốc và dột.
  • Sự co giãn, mở rộng của vật liệu do thay đổi nhiệt độ và thời tiết cũng có thể gây ra khe hở hoặc làm mở rộng khe hở đã có tạo điều kiện cho nước xâm nhập.
  • Việc không thường xuyên kiểm tra, bảo trì khe hở giữa mái tôn và tường dẫn đến việc không phát hiện và xử lý kịp thời khi có sự hỏng hóc, từ đó gây thấm nước.
  • Cấu trúc, cơ sở hạ tầng không ổn định, có thể gây ra biến dạng ở mái tôn hoặc tường, tạo ra khe hở dễ bị thấm dột.

Sơn Epoxy Tín Phát xử-lý-khe-hở-giữa-mái-tôn-và-tường-1

Nguyên nhân khe hở giữa mái tôn và tường bị thấm dột

Hậu quả nếu không xử lý khe hở giữa tường và mái tôn là gì ?

Khe hở giữa tường và mái tôn, nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, có thể gây ra nhiều hậu quả không mong muốn, bao gồm:

  • Nước mưa ngấm vào tường tạo điều kiện cho sự phát triển của mốc, gây ra tình trạng ố và mốc lan tỏa khắp mặt tường.
  • Khe hở có thể làm giảm độ bền và ổn định của ngôi nhà, gây nứt, dột và hỏng hóc.
  • Mốc và vi khuẩn từ tường ẩm có thể gây dị ứng, vấn đề hô hấp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Nước mưa thấm vào tường có thể làm tăng độ rạn nứt và khiến lớp sơn bong tróc, gây ra hao hụt chi phí sơn sửa.
  • Nước mưa có thể ảnh hưởng đến hệ thống điện âm tường có thể gây chập cháy, gây nguy hiểm đến an toàn.
  • Nếu không được xử lý kịp thời, khe hở có thể mở rộng và gây ra các vết nứt, vết dột lớn hơn, làm giảm giá trị thẩm mỹ và độ bền của ngôi nhà.

Sơn Epoxy Tín Phát xử-lý-khe-hở-giữa-mái-tôn-và-tường-4

Nước mưa ngấm vào tường gây nấm mốc

Tổng hợp 5 biện pháp xử lý khe hở giữa mái tôn và tường hiệu quả nhất

1. Sử dụng keo chống dột mái tôn silicon

Việc sử dụng keo chống dột mái tôn silicon là một phương pháp tiết kiệm chi phí và hiệu quả để xử lý khe hở nhỏ giữa mái tôn và tường. Đây là cách làm phổ biến và dễ thực hiện để ngăn chặn nước mưa thấm vào nhà. Các loại keo silicon như X’traseal MC-201, Silicon Selsil RTV, Acrylic, Polyurethane, TX 911… đều có khả năng lấp đầy khe hở và ngăn chặn tình trạng thấm dột.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị bề mặt: Trước khi sử dụng keo silicon, đảm bảo vị trí cần xử lý là khô ráo, sạch sẽ và không có dầu mỡ hoặc bụi bẩn.
  • Chọn loại keo phù hợp: Lựa chọn loại keo silicon chống thấm phù hợp với điều kiện thời tiết, vật liệu và kích thước khe hở.
  • Tiền hành thi công đúng cách: Sử dụng súng bơm keo để bắn trực tiếp vào khe hở. Đảm bảo keo được lấp đầy kín khe hở một cách đồng đều và kỹ lưỡng.
  • Kiểm tra kỹ thuật: Sau khi hoàn thành, kiểm tra lại khe hở để đảm bảo việc lấp keo đã được thực hiện một cách đúng đắn và hoàn chỉnh.

Sơn Epoxy Tín Phát Sử-dụng-keo-chống-dột-mái-tôn-silicon

Sử dụng keo chống dột mái tôn silicon

2 Dùng tôn ốp tường xử lý khe hở

Sử dụng tôn ốp tường cũng là một trong những biện pháp thủ công đơn giản để xử lý khe hở giữa tường và mái tôn. Vật liệu tôn thường dùng hiện nay như là tôn con lươn hoặc tấm inox ốp mí khe hở, giúp ngăn chặn thấm dột nước hiệu quả và có độ bền cao tuổi thọ cao.

Cách thực hiện:

  • Xác định vị trí và vệ sinh bề mặt sạch sẽ.
  • Cắt tấm tôn theo kích thước phù hợp với khe hở giữa mái tôn và tường. Lắp đặt tấm tôn sao cho bịt kín khe hở, không để lại khoảng trống cho nước mưa xâm nhập.
  • Sau khi ốp tấm tôn, sử dụng keo chống thấm để dán, bít kín các vị trí tiếp giáp, mối nối giữa tấm tôn và mái tôn, tường. Điều này giúp ngăn chặn nước triệt để và tăng cường khả năng chống thấm dột.
  • Kiểm tra lại vị trí ốp tấm tôn và việc sử dụng keo chống thấm để đảm bảo tính chắc chắn và kín đáo.

Sơn Epoxy Tín Phát xử-lý-khe-hở-giữa-mái-tôn-và-tường-1

Dùng tôn ốp tường xử lý khe hở

3 Bơm Fom xử lý khe hở giữa mái tôn và tường

PU Fom là một loại vật liệu được tạo thành từ hỗn hợp vữa polyurethane, chất xúc tác Catalyst và nước. Khi được bơm vào các vết nứt và kẽ hở trên bề mặt bê tông, nó tạo ra các bọt nhỏ, nở ra và tạo áp suất, sau đó đóng lại để ngăn chặn rò rỉ nước.

Đặc điểm quan trọng của PU Fom đó là thời gian kết tinh có thể được điều chỉnh thông qua tỷ lệ phần trăm của chất xúc tác Catalyst. Điều này cho phép điều chỉnh thời gian cần thiết để vật liệu đông lại sau khi được bơm vào các vết nứt, khe hở, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của công trình.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị vật liệu cần thiết như packê, vữa polyurethane, chất xúc tác Catalyst và các dụng cụ cần thiết khác.
  • Khoan lỗ: Sử dụng máy khoan để khoan các lỗ dọc theo các vết nứt, khe hở trên bề mặt mái tôn một góc 45 độ, mỗi lỗ khoan cách nhau một khoảng từ 100 – 450mm
  • Đổ vữa polyurethane vào thùng sạch và khô, sau đó thêm chất xúc tác Catalyst và khuấy đều.
  • Sử dụng máy bơm điện chuyên dụng để bơm hỗn hợp PU Fom vào các lỗ khoan, đảm bảo vết nứt được lấp đầy.
  • Đợi hỗn hợp PU Fom đông lại trong khoảng thời gian xác định, thường là 24 giờ
  • Sau khi hỗn hợp đã đông lại, sử dụng băng dính phù hợp để bịt kín các lỗ đã được xử lý.

Sơn Epoxy Tín Phát Bơm-Fom-xử-lý-khe-hở-giữa-mái-tôn-và-tường

Bơm Fom xử lý khe hở giữa mái tôn và tường

Quá trình thi công này đòi hỏi sự chính xác và chuẩn bị cẩn thận. Việc thi công phải được thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả và độ bền của việc xử lý khe hở.

4 Xử lý khe hở giữa mái tôn và tường bằng xi măng

Phương pháp khắc phục khe hở mái tôn giáp tường bằng xi măng là một cách thức truyền thống và hiệu quả trong việc ngăn chặn thấm dột. Dưới đây là cách thực hiện:

  • Chuẩn bị vữa đắp thoãi để trát kín các vị trí có khe hở. Đảm bảo bề mặt cần xử lý là khô ráo và sạch sẽ trước khi tiến hành.
  • Sử dụng vữa đắp thoãi để lấp đầy các khe hở trên mái tôn giáp tường. Đảm bảo việc đắp vữa đều và kín đáo.
  • Chờ đợi cho lớp vữa đắp thoãi khô hoàn toàn, dùng chất chống thấm Kova trộn với xi măng và nước để tạo thành hỗn hợp.
  • Quét hỗn hợp chống thấm lên bề mặt. Lớp hỗn hợp này sẽ tạo thành một lớp màng bảo vệ, giúp ngăn chặn nước xâm nhập vào khe hở và bề mặt mái tôn giáp tường.

5. Dùng màng chống thấm

Màng chống thấm là vật liệu được làm từ hỗn hợp bitum và hợp chất nhựa cao cấp, có lớp nhôm mỏng chống nước và bức xạ mặt trời mạnh mẽ.  Từ đó giúp giảm nhiệt độ từ ánh nắng mặt trời, bảo vệ mái tôn khỏi tác động của thời tiết và tia UV.

Cách thực hiện:

  • Đảm bảo bề mặt mái tôn sạch sẽ và khô ráo trước khi áp dụng màng chống thấm.
  • Cắt màng chống thấm theo kích thước và hình dạng phù hợp với vùng cần bảo vệ
  • Dán màng chống thấm lên bề mặt mái tôn giáp tường. Đảm bảo màng được dán đều và không để lại khoảng trống.
  • Kết nối các đường nối của các tấm màng chống thấm một cách chặt chẽ để đảm bảo tính kín đáo.
  • Kiểm tra kỹ thuật để đảm bảo màng chống thấm đã được áp dụng một cách đúng đắn và hoàn thiện.

Sơn Epoxy Tín Phát Dùng-màng-chống-thấm

Dùng màng chống thấm

Bài viết trên AGD Việt Nam đã tổng hợp 5 biện pháp xử lý khe hở giữa mái tôn và tường hiệu quả nhất. Nếu quý khách hàng còn băn khoăn gì hãy liên hệ với AGD Việt Nam bằng cách nhấn vào đây để nhận báo giá chi tiết và tùy chỉnh theo yêu cầu của bạn.

Thông tin liên hệ

Nhận tư vấn Báo giá dịch vụ

CÔNG TY CỔ PHẦN AGD VIỆT NAM

AGD VIET NAM JOINT STOCK COMPANY
MST: 2301235922 Email: congtyagdvietnam@gmail.com - Hotline: 0923918899
Khu Tiên Xá, Phường Hạp Lĩnh, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam
https://agdvietnam.com

Bài viết nên xem

Sàn chống tĩnh điện: Tất cả những gì bạn cần biết

Sàn chống tĩnh điện là loại sàn được sử dụng trong các môi trường có [...]

Cải tạo, sửa chữa băng tải, con lăn, băng chuyền các loại

Sửa chữa băng tải, băng chuyền khó khăn hơn việc sản xuất mới, hầu hết [...]

Gia công lắp đặt, bảo trì, tháo dỡ thiết bị, máy móc, băng truyền

Vận chuyển và lắp đặt dây chuyền sản xuất Vận chuyển và lắp đặt máy [...]

Đặc điểm và chức năng của hàng rào vành đai là gì?

Hàng rào vành đai là một hệ thống rào chắn được lắp đặt xung quanh [...]

Lắp đặt, cải tạo hàng rào vành đai: Giải pháp tối ưu đáp ứng chuẩn tiêu chí khách hàng

Hàng rào vành đai là một cấu trúc được xây dựng xung quanh một khu [...]

Sơn Epoxy chống tĩnh điện và những điều cần biết

Sử dụng sơn Epoxy chống tĩnh điện trong những phương pháp kiểm soát tĩnh điện [...]

Xem thêm các bài viết khác