Sử dụng sơn Epoxy chống tĩnh điện trong những phương pháp kiểm soát tĩnh điện được áp dụng rộng rãi trong các khu vực sản xuất. trong bài viết này, hãy cùng AGD Việt Nam tìm hiểu về sơn Epoxy và các ứng dụng của nó nhé.
Sơn Epoxy chống tĩnh điện là gì?
Sơn Epoxy là hỗn hợp sơn chống tĩnh điện được tạo nên từ sự kết hợp giữa dung môi kết hợp (sơn epoxy) với chất đóng rắn polyamide theo một tỉ lệ nhất định. Hỗn hợp sơn Epoxy giúp khử một phần tĩnh điện trên bề mặt sàn hoặc các bề mặt khác có nguy cơ nhiễm hoặc phóng tĩnh điện do ma sát trong quá trình làm việc.
Sơn Epoxy thường được sử dụng như một lớp phủ nhờ mức độ bám dính trên nhiều loại bề mặt khác nhau. Sơn Epoxy tạo nên một lớp nền nhẵn mịn và liền khối, đồng thời có khả năng chống các chất hóa học, dễ vệ sinh cho khu vực sàn luôn sạch sẽ.
Nguyên tắc hoạt động của sơn Epoxy
Sơn Epoxy hoạt động hiệu quả dựa trên 2 nguyên tắc chính là tính phân tán và tính triệt tiêu điện:
- Tính phân tán điện tích: Các điện tích khi nhiễm vào mặt sàn sẽ bị chia nhỏ và dẫn qua lớp than hoạt tính trong hỗn hợp sơn xuống hệ thống dây đồng, từ đó phân tán và trung hòa điện tích qua cọc tiếp địa nối đất.
- Tính triệt tiêu điện tích: Lớp sơn Epoxy sẽ có điện trở cao hơn, từ đó giúp kiểm soát và loại bỏ lớp điện tích sinh trong quá trình thao tác, di chuyển khi làm việc tạo ra ma sát.
Phân loại sơn Epoxy chống tĩnh điện
Có 2 loại sơn Epoxy chống tĩnh điện:
- Sơn hệ lăn: phù hợp với các công trình không quá yêu cầu về mức trọng tải chịu đựng. Loại sơn này được thi công bằng lăn rulo, dưới đất sẽ được nối xuống hệ thống dây đồng, sau đỏ phủ 1 lớp sơn lót và 1 lớp sơn chống tĩnh điện.
- Sơn tự san phẳng: phù hợp với các công trình yêu cầu cao về chất lương và tính thẩm mỹ. Khi thi công loại sơn này cần nối đất hệ thống dây đồng, lớp sơn lót và sơn xử lý mặt sàn, sơn san phẳng chống tĩnh điện và than hoạt tính.
Sơn Epoxy chống tĩnh điện
Ưu điểm của sơn Epoxy chống tĩnh điện
- Chống tĩnh điện, giảm thiểu nguy cơ cháy nổ gây nguy hiểm
- Chống thấm nước; chống hóa chất, oxy hóa gây mài mòn
- Tăng tuổi thọ cho bề mặt sàn
- Tăng tính thẩm mỹ chung, dễ bảo quản và vệ sinh
- Tiết kiệm tối đa các loại chi phí liên quan đến điện năng
- Đạt các yêu cầu chất lượng ESD, JIS…
- Khả năng chịu lực đến 16T
- Giúp ổn định bề mặt sàn; hạn chế tác động từ nhiệt độ, độ ẩm…
- Khả năng chịu ma sát tốt, hạn chế sản sinh tĩnh điện
- Độ dày trung bình 0,5-3mm tăng cường liên kết bền bỉ cho mặt sàn công trình thi công
Sơn Epoxy và sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện là hỗn hợp bột được sản xuất từ bột sơn có thành phần chính là polymer hữu cơ, ngoài ra còn có chất làm đều màu, bột màu và các chất phụ gia khác. Khác với những loại sơn thông thường, sơn tĩnh điện được phủ dưới dạng bột khô được gia nhiệt, sử dụng phương pháp tích điện cho bột sơn để tạo ra những liên kết bền vững giúp cho màng sơn bám dính tốt trên bề mặt gia công, mang lại chất lượng đồng đều và chắc chắn.
Sơn tĩnh điện là hỗn hợp bột giữa polymer hữu cơ, bột màu, chất làm đều màu và các chất phụ gia khác. Điểm khác biệt lớn giữa sơn tĩnh điện và các loại sơn khác là sơn tĩnh điện được phủ dưới dạng bột khô được gia nhiệt. Sơn được áp dụng phương pháp tích điện để tạo ra các liên kết bền vững, cho sơn bám dính tốt trên các bề mặt được gia công, cho ra thành quả đẹp và chắc chắn.
Điểm giống và khác nhau giữa sơn Epoxy và sơn tĩnh điện
Giống nhau
- Chống oxy hóa, tăng tuổi thọ cho công trình thi công
- Tính thẩm mỹ chung, nhiều chủng loại và màu sắc phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau
- Thân thiện với môi trường
- Chất lượng ổn định và bền bỉ, chắc chắn trên bề mặt thi công
- Chi phí hợp lý, thời gian thi công ngắn hơn so với các loại sơn truyền thống
Khác nhau
Sơn Epoxy | Sơn tĩnh điện | |
Chất lượng | Bảo vệ mặt sàn với mức độ cao, gần như tuyệt đối. Loại sơn này có khả năng chống chịu tác động của ngoại lực tốt, chịu tải trọng cao, chịu được va đập, cọ xát mạnh. Nhờ sở hữu khả năng chống các tác nhân gây hại ăn mòn nguy hiểm như axit, dầu mỡ, bụi bẩn, bazo, hóa chất,… mà loại sơn này được sử dụng rộng rãi trong nhiều công trình thi công nhà xưởng. | Tuổi thọ của thành phẩm sơn tĩnh điện tương đối cao, bề mặt sẽ khó bị ăn mòn bởi các tác nhân hóa học như axit, bazơ,… và các yếu tố thời tiết. |
Độ bền | Công trình sử dụng sơn Epoxy thường có tuổi thọ trung bình từ 5 đến 15 năm. Độ bền còn phụ thuộc vào loại sơn bạn chọn có đúng mục đích sử dụng hay không và nhiều yếu tố ngoại cảnh khác. | Khi đóng rắn, sơn tĩnh điện cũng tạo thành lớp bảo vệ, tuy nhiên, độ bền của lớp bảo vệ này sẽ kém hơn sơn Epoxy đôi chút. Dựa vào mục đích sử dụng của mỗi người, bạn sẽ có các lựa chọn thay thế phù hợp để bề mặt thi công được bảo vệ bởi một lớp phủ lâu dài hơn. |
Phương pháp thi công | Thợ thi công sơn Epoxy phải tuân thủ đúng quy trình và những quy định khắt khe để đảm bảo chất lượng bề mặt thi công được tốt nhất. | Quá trình sơn tĩnh điện được thực hiện dễ dàng nhờ cách sử dụng hệ súng phun sơn tự động. Người thi công có thể vệ sinh bột sơn bám trên người dễ dàng hơn mà không cần dùng đến các dung môi độc hại như xăng để tẩy rửa. |
Tính kinh tế | Sơn Epoxy có giá thành cao hơn so với nhiều loại sơn trên thị trường, tuy nhiên về lâu dài, loại sơn này lại tiết kiệm được các chi phí sửa chữa, nâng cấp. Nhìn chung, sơn Epoxy mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người tiêu dùng. | Phần bột sơn tĩnh điện dư thừa trong quá trình phun sơn sẽ được thu hồi và tái sử dụng triệt để, nhờ vậy sơn tĩnh điện mang đến lợi ích cao về mặt kinh tế. So với sơn Epoxy, sơn tĩnh điện sẽ có giá thành rẻ hơn. |
Tính thẩm mỹ | Sơn Epoxy có tính thẩm mỹ cao khi tạo được độ bóng đẹp và sang trọng cho bề mặt. Nhờ sự đa dạng về màu sắc và chủng loại, sơn Epoxy phù hợp với hầu hết các công trình, với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. | Bề mặt thi công sau khi sơn tĩnh điện không chỉ đồng đều, láng mịn mà còn có màu sắc đa dạng, lên màu chuẩn đem lại lớp sơn thành phẩm hoàn hảo. |
Thi công sơn Epoxy chống tĩnh điện
Chuẩn bị dụng cụ
- Sơn Epoxy chống tĩnh điện
- Sơn lót Epoxy chống tĩnh điện
- Máy mài cầm tay
- Máy hút bụi
- Đồ bảo hộ, chổi, cây cào sơn, rulo…
Pha sơn Epoxy
Trộn thùng sơn thành phần A với thùng sơn thành phần B theo tỉ lệ 25% rồi khuấy đều hỗn hợp với nhau.
Thùng sơn khi được chia nhỏ phải được tính toán tỷ lệ đóng rắn chuẩn với tỉ lệ thùng sơn. Độ nhớt của thùng sơn phải được duy trì xuyên suốt công trình, đảm bảo chất lượng thi công.
Quy trình thi công
- B1: Sử dụng máy mài tạo độ nhám và chân bám cho về mặt sàn
- B2: Sử dụng máy hút bụi vệ sinh bề mặt sàn, đảm bảo bề mặt không còn bụi bẩn
- B3: Thi công lớp sơn lót Epoxy, tăng độ liên kết giữa lớp sơn chống tĩnh điện với nền bê tăng, và giảm thiểu lượng sơn chống tĩnh điện bị thấm hút xuống nền
- B4: Bả vá và xử lý các lỗi sàn bê tông bằng vật liệu Epoxy chuyên dụng
- B5: Thi công hệ thống dây đồng nối đất
- B6: Thi công lớp sơn Epoxy chống tĩnh điện thứ 1. Đảm bảo lớp sơn phải dày đều nhau
- B7: Chà ráp loại bỏ bụi bẩn và sạn trên lớp sơn thứ 1
- B8: Thi công lớp sơn Epoxy chống tĩnh điện thứ 2 – lớp hoàn thiện bề mặt
- B9: Kiểm tra, nghiệm thu và đưa vào sử dụng
Ứng dụng sơn Epoxy chống tĩnh điện
- Phòng thí nghiệm, phòng hồi sức, phòng xét nghiệm…
- Nhà máy sản xuất và bảo dưỡng thiết bị, linh kiện điện tử, vũ khí…
- Trung tâm kiểm định, đo lường
- Nhà máy sản xuất hoặc gia công các sản phẩm dễ cháy nổ
- Nhà máy sợi tổng hợp
Thông tin liên hệ
Nhận tư vấn Báo giá dịch vụCÔNG TY CỔ PHẦN AGD VIỆT NAM
AGD VIET NAM JOINT STOCK COMPANY
MST: 2301235922 Email: congtyagdvietnam@gmail.com - Hotline: 0923918899
Khu Tiên Xá, Phường Hạp Lĩnh, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam
https://agdvietnam.com
Bài viết nên xem
Dịch vụ cải tạo sửa chữa băng tải, con lăn, băng chuyền công nghiệp
Dịch vụ cải tạo và sửa chữa băng tải, con lăn, và băng chuyền công [...]
Sàn chống tĩnh điện – Giải pháp an toàn, hiệu quả cho các môi trường sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm
Sàn chống tĩnh điện là loại sàn có khả năng dẫn điện, giúp triệt tiêu [...]
Vệ sinh công nghiệp là gì? Gồm các hạng mục vệ sinh nào?
Xã hội phát triển, nhu cầu vệ sinh công nghiệp ngày càng tăng. Nhưng bạn [...]
Lắp đặt, cải tạo hàng rào vành đai: Giải pháp tối ưu đáp ứng chuẩn tiêu chí khách hàng
Hàng rào vành đai là một cấu trúc được xây dựng xung quanh một khu [...]
Sàn Vinyl là gì? Cùng tìm hiểu về sàn Vinyl chống tĩnh điện
Sàn Vinyl là gì, nó có tác dụng chống tĩnh điện như thế nào, thi [...]
Dịch vụ thi công sàn: một hạng mục do AGD VIệt Nam cung cấp mang đến sự khác biệt cho không gian sống!
Dịch vụ thi công sàn: mang đến sự khác biệt cho không gian sống! Giới [...]